Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Mẹo trị đau răng bằng quả sa kê

Trị đau răng bằng quả sa kê, bạn lấy rễ cây sa kê nấu nước ngậm và súc miệng.

Sa kê có tên khoa học Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae) là loại cây được trồng nhiều ở miền Tây Nam bộ nước ta, cũng như một số tỉnh miền núi phía Bắc. Các bộ phận như trái, rễ, lá, vỏ và nhựa của cây sa kê có nhiều dược tính nên thường được sử dụng làm thuốc trị bệnh.

Mẹo chữa mất ngủ

Chữa mất ngủ bằng lá vông.

Lá vông tươi 20g, rửa sạch, vò qua, vẩy khô hấp vào nồi cơm sau khi cạn (có thể đun làm nước uống). Trước khi đi ngủ, ăn vài lá vông này, ngủ sâu giấc.
Cây vông còn có tên vông nem, Hải đồng bì, Thích đồng bì với tên khoa học là Erythrina variegata L., Cây vông là loại cây dễ trồng, cao 10 - 20 m, thân có gai ngắn.
Lá gồm 3 chét, dài 20 - 30 cm, lá chét màu xanh và bóng, lá chét giữa phình chiều rộng lớn hơn chiều dài, hai lá chét hai bên chiều dài lớn hơn chiều rộng. Hoa màu đỏ tươi, tụ họp thành chùm dài 1 - 3 hoa. Người ta thu hái lá vào mùa xuân, chọn lá bánh tẻ, dùng tươi hay phơi khô, thu hái vỏ cây quanh năm.

Chữa viêm tuyến vú từ hoa cúc

Chữa viêm tuyến vú từ hoa cúc.

Kim cúc 20 gr kim ngân hoa, bồ công anh, cam thảo mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần cho đến lúc khỏi. Bên ngoài dùng lá kim cúc cùng hành, muối, giã nhỏ đắp nơi đau ở vú một lần trong ngày.
Cây cúc còn gọi là kim cúc, cúc hoa vàng, hoàng cúc…, có tên khoa học là Chrysanthemum indicum L, họ Cúc (Asteraceae), là loài cây thảo sống hằng năm hay sống dai.
Thân cứng cao từ 0,8 -1m phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, có thuỳ sâu, mép có nhiều răng; không cuống. Hoa có có màu vàng tươi với nhiều loài có hình dáng khác nhau và cho hoa đẹp nên người ta thường trồng làm cảnh hoặc bán hoa chưng trong ngày tết. Mùa ra hoa, quả từ tháng 10 - 12 cho đến tháng 4 năm sau. 

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Mẹo chữa đau răng từ cây hoa sữa

Bạn hay bị đau răng. Nước sắc đặc vỏ cây sữa dùng ngậm.

Cây hoa sữa (cây sữa) còn có tên mùa cua, mò cua, mồng cua. Tên khoa học là Alstonia Scholaris (L).
Cây hoa sữa có thân thẳng, tròn, gốc có thể có khía nâu, vỏ nứt nẻ dọc mùn, nhựa màu trắng đục, thịt vỏ màu trắng. Cành: Mọc vòng, xếp thành tầng. Lá: đơn nguyên hình trứng ngược, dài 10 – 25 cm, rộng 4 – 7 cm, đầu tù hoặc hơi lõm, đuôi nêm, mọc vòng 5-8 chiếc. Hoa: Nhỏ, màu vàng nhạt, mùi thơm hắc. Gọi là cây sữa vì toàn cây khi bị thương tổn thì nhựa chảy ra trắng như sữa.

Mẹo chữa tiểu tiện ra máu bằng cây mã đề

Chữa tiểu tiện ra máu bằng cây mã đề.

Dùng rau mã đề một nắm to rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống vào lúc đói bụng, có thể thêm cỏ mực hai thứ bằng nhau cũng làm như trên và uống lúc đói sẽ có hiệu quả sau vài ngày.
Cây mã đề, tên khoa học Plantago asiatica, họ mã đề (Plantaginaceae). Tên chữ Hán là xa tiền thảo, xa tiền thái. Hạt mã đề gọi là xa tiền tử. Mã đề thường mọc nơi ẩm ướt. Người dân thường dùng lá làm rau ăn và cả thân làm thuốc.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Mẹo trị ho cho trẻ em từ đu đủ đực

Cây đu đủ đực có tác dụng trị rất tốt cho trẻ em.

Lấy hoa đu đủ đực (loại vừa mới chớm nở) từ 10 - 20g. Sau trộn với đường kính hoặc mật ong càng tốt. Đem hấp cơm trong 15 đến 20 phút là được. Lấy ra dùng thìa nghiền nát nhuyễn, rồi chia ra 2 - 3 lần cho trẻ uống trong ngày. Chiêu cùng với nước sôi để nguội. Vài ba ngày sẽ khỏi.

Mẹo chữa buồn nôn khi thai nghén

Bạn có thể dùng nước mía đễ chữa buồn nôn khi thai nghén.

Nước mía 1 cốc, nước gừng tươi 1 thìa, ngày uống vài lần.
"Mía ngọt mát, thanh nhiệt, điều hoà chức năng dạ dày, nhuận tràng, giã rượu, hạn chế giun đũa, tan đờm, tăng chất dịch, dùng chữa sốt cao, kiết lị do nóng trong, trị ho do nhiệt, ợ hơi, lợi cho hầu họng, mạnh gân cốt, trừ phong, dưỡng huyết, đại bổ âm tì"

Mẹo trị viêm xoang bằng cây giao

Bệnh bị viêm xoang mũi có thể khỏi nhờ xông thuốc từ cây giao.

Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ. Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 - 3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít.

Ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn sao vừa vào mũi để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ nóng chảy! Mở nắp ấm, đổ vào cỡ một chén nước. Đếm cỡ 10 - 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm.

Đặt ấm lên bếp, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên. Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. Lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông có thể chỉ là 15 - 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 - 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới. Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.
Cây giao có nơi lại gọi là cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng cua, cây càng tôm, cây xương khô, cây san hô xanh, thập nhị, cây quỳnh cành giao... tên khoa học là Euphorbia Tiricabira L. thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây mọc hoang nhiều nơi, ở thôn quê cây có thể dùng làm hàng rào. Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. 

Mẹo chữa khớp bằng cây vấn vương

Khi bạn bị đau khớp có thể lấy cây vấn vương để điều trị.

Rễ cây Vấn vương từ 15 – 30g, sắc lấy nước thuốc chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Vấn vương tên khoa học Galium aparine L thuộc họ cà phê Rubiaceae, là loài cây được phân bố tại châu Âu, châu Á và Việt Nam.
Ở nước ta thấy cây vấn vương mọc hoang trên những vùng núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng). Là loại cây đã nói đến trong sách “Cây cỏ Việt Nam năm 1999 của GS Phạm Hoàng Hộ”.
Cây Vấn vương là loại cây thân thảo, phân nhiều nhánh, sống nhiều năm. Cây mọc bò và leo cao tới 3 – 5m, thân cây có gai nhọn dạng móc và có 4 góc. Các lá của vòng (6 – 8) cũng lớm chớm những gai móc nhỏ hướng về chiều ngược lại ở mặt trên của phiến, trên các mép lá. Hoa ra vào tháng 11 hằng năm, cụm hoa xim cao 3 – 4cm, ở nách lá có cuống và màu hoa trắng hay lục nhạt. Quả màu đen, có hai hạt to chừng 2 – 3mm phủ lông mọc dày dạng móc. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là rễ và toàn thân.

Mẹo chữa động thai bằng tía tô

Nếu bị động thai hãy sử dựng lá tía tô và bột sắn dây.

Dùng 12g cành lá tía tô, 12 bột sắn dây, sắc chung lấy nước uống sẽ khỏi.

Mẹo chữa bỏng bằng Hoa mười giờ

Tôi đã tự chữa bỏng cho mình, cho gia đình và mách cho nhiều người chữa bỏng bằng cây hoa mười giờ.

Khi bị bỏng phải lập tức vặt ngay một nắm (nhiều hay ít tùy theo vết bỏng to hay nhỏ) cả cây, lá, hoa, đem giã nhỏ (hoặc vò nát cho chảy nước) và đắp ngay. Vừa đắp, vừa giở liên tục cho mát. Nắm lá ấy đã ấm lên, không có tác dụng làm mát nữa thì thay ngay nắm khác. Cứ thế tiến hành đến khi hết nóng rát là khỏi hẳn.

Mẹo trị xuất tinh sớm

Bài thuốc dưới đây từ cây đinh hương sẽ điều trị tình trạng xuất tinh sớm.

Đinh hương 20g, tế tân 20g, cho cả hai vị ngâm trong 100ml rượu trắng có 75% độ cồn trong nửa tháng là được. Lấy dung dịch này xoa lên đầu dương vật trước khi hành sự chừng vài phút.
Đinh hương là loại cây xanh mọc hoang trong rừng hoặc được trồng để thu hoạch hoa làm gia vị và làm thuốc trị nhiều bệnh, có tên khoa học Syzygium aromaticum (L) merr et Perry thuộc họ Sim (Myrtaceae). Tên thuốc Flos caryophylatac. Đinh hương có nguồn gốc từ Indonesia và Madagascar, còn trồng nhiều tại Zanzibar, Ấn Độ, Sirilanka...
Cây thường xanh có thể cao tới 10 – 20m, các lá hình bầu dục lớn, các hoa màu đỏ thẫm mọc thành cụm ở đầu cành. Các chổi hoa ban đầu có màu xanh nhạt, dần dần trở thành màu lục, về sau phát triển thành màu đỏ tươi cũng là khi hoa có thể thu hoạch. Các hoa được thu hoạch khi chúng dài chừng 1,5 – 2cm, bao gồm đài hoa dài, căng ra thành bốn lá đài hoa cùng bốn cánh hoa không nở tạo thành viên tròn nhỏ nằm ở trung tâm, do vậy khi phơi khô hoa trông giống cái đinh nhỏ mùi rất thơm, có lẽ vậy mà được đặt tên là đinh hương.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Mẹo chữa viêm khớp bằng hoa phù dung

Chữa viêm khớp bằng hoa phù dung rất hiệu quả.

Dùng hoa phù dung và đậu đỏ (hạt nhỏ) mỗi thứ 15 g, nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên khớp đau.
Bài thuốc này dùng nhiều lần.
Phù dung có tên khoa học là Hibiscus mutabilis L., thuộc họ Bông (Malvaceae). Phù dung còn gọi là mộc liên, cự sương… là một loài thực vật cho hoa đẹp được trồng để làm cảnh.
Cành phù dung mang lông ngắn hình sao. Lá có năm cánh, cuống lá hình tim, mép có răng cưa, đường kính có thể tới 15cm, mặt dưới nhiều lông hơn, năm thùy hình ba cạnh ngắn có bảy gân chính.
Hoa phù dung lớn, có hai loại: Hoa đơn (năm cánh), hoa kép (nhiều cánh), khi nở xòe to bằng cái chén, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Màu sắc của phù dung thay đổi từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ) vì trong cánh hoa có chất anthoxyan bị oxy hóa dần khi tiếp xúc với không khí.

Mẹo chữa quai bị sưng đau

Có thể dùng bài thuốc bằng cây dâm bụt bên dưới để chữa quai bị sưng đau.

Lá dâm bụt 30-40 g, hành 5-10 củ, giã nhỏ, chế nước sôi để nguội rồi gạn lấy nước cốt để uống, lấy bã đắp lên chỗ sưng, sau đó dùng băng cố định lại.
Cây dâm bụt có tên khoa học là Hibiscusrosa, SinensisL, trong dân gian còn gọi là bông bụt, bông bụp. Cây dâm bụt có thân gỗ nhỏ, mọc thẳng đứng, có độ cao 1-3 m.
Mép lá có khía răng, hoa màu đỏ, hồng ( tùy loài) có hình phễu mọc ở nách lá hay đầu cành, nhụy nhiều ở trên một trụ dài hơn phễu hoa. Quả nang hình trứng hơi tròn, chứa nhiều hạt. Cây dâm bụt được trồng làm hàng rào, cây cảnh.

Mẹo điều trị kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều, thấy kinh trước kỳ (ngắn vòng), kinh ít, đau bụng trước khi thấy kinh.

Dùng 20g thân lá cây ích mẫu sắc uống 10 ngày kể từ ngày thứ 14 sau kỳ kinh.
Ích mẫu còn gọi là ích minh, cây chói đèn, cây sung úy, tên khoa học là Leonurus heterophyllus, họ Lamiaceae, dùng toàn cây và hạt để làm thuốc. Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều địa phương nước ta và nhiều nước khác trên thế giới. Dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách "Bản kinh".
Cây ích mẫu mọc hoang và trồng khắp nơi ở nước ta, là loại cỏ sống 1 – 2 năm, cao 0,6m đến 1m. Thân hình vuông, ích phân nhánh, toàn thân có phủ lông nhỏ ngắn. Lá mọc đối, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hay đầu cành mà có hình dạng khác nhau.
Lá ở gốc, có cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa thô và sâu, lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường xẻ sâu thành 3 thùy, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa, lá trên cùng phần lớn không chia thùy và hầu như không cuống.
Hoa mọc vòng ở kẽ lá. Tràng hoa màu hồng hay tím hồng, xẻ thành hai môi gần đều nhau. Quả nhỏ, 3 cạnh, vỏ màu xám nâu.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Mẹo chữa bong gân bằng hoa sứ

Hoa sứ có thể chữa bong gân, dùng một lá tươi rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn đắp lên chỗ sưng. 

Lại dùng một ít lá tươi khác, hơ lên lửa cho héo và đắp phía ngoài rồi cố định bằng băng hoặc vải sạch. Ngày đắp 1 - 3 lần, liên tục như vậy 1 - 2 ngày.

Mẹo chữa đau dạ dày bằng hẹ

Nhặt sạch rau hẹ rồi thái nhỏ, ngâm vào nước sôi một lúc rồi cho vào máy xay xay nhuyễn.

Lấy phần nước này ra hòa cùng nước ấm để uống trong ngày có thể giúp chữa đau dạ dày khá nhanh và hiệu quả. Dùng từ 3-4 lần/tuần cho tới khi thấy tình trạng bệnh thuyên giảm.

Mẹo chữa đau họng bằng cà rốt

Ít ai biết rằng cà rốt ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng, làm đẹp thì cà rốt còn là loại thuốc chữa bệnh viêm họng hiệu quả. 

Một ly nước ép cà rốt trước khi đi ngủ là cách chữa bệnh viêm họng hiệu quả, an toàn.

Mẹo làm trắng răng bằng vỏ cam

Nếu bạn đang tìm một giải pháp làm trắng răng, đơn giản, hiệu quả và không tốn nhiều tiền thì hãy tìm đến quả cam.

Nước cam giúp da đẹp và vỏ của quả cam giúp làm trắng răng. Hãy dùng phần trắng bên trong của vỏ quả cam để chà xát lên răng. Sau đó, làm sạch răng bằng cách chải răng với kem đánh răng hàng ngày. Với công thức này, bạn sẽ có hàm răng trắng sau một thời gian ngắn.

Mẹo trị cước chân tay

Vào những ngày trời lạnh, bạn có thể sẽ bị sưng đỏ các ngón chân ngón tay, nó vừa rất ngứa và rất đau nữa chứ? Đó chính là hiện tượng cước.

Một số phương pháp chữa cước:

  • Dùng nước lá lốt đun sôi (cho thêm một chút muối) sau đó ngâm chân trong nhiều ngày hiện tượng cước sẽ giảm dần và khỏi hẳn.
  • Dùng rượu anh đào (loại nhẹ) để xoa nhẹ vào chỗ cước, bệnh sẽ thuyên giảm. Nếu không may bị nhiễm lạnh cần sưởi ấm ngay.
  • Trước khi đi ngủ nên ngâm chân, tay bằng nước ấm có muối, gừng (khoảng 15 phút) giúp lưu thông máu và làm ấm chân tay.

Để tránh bị cước khi mùa đông về, cần giữ ấm cơ thể, nhất là bàn tay bàn chân bằng cách đi găng, bít tất, tuyệt đối không dùng nước lạnh khi rửa tay chân, trong nhà nên đi loại dép giữ ấm…Trường hợp cước nặng, cần đến các bệnh viện da liễu Trung ương để được bác sĩ kê đơn thuốc để giảm ngứa, chống phù nề…
Uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là những chất giàu protein. Không nên dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, hoặc những món từng khiến bị dị ứng.
Không uống rượu bia, không hút thuốc lá, thuốc lào. Có thể uống vài hớp rượu nhỏ vào buổi tối (chất cồn sẽ làm giãn các mạch máu nhỏ, giúp máu lưu thông tới các đầu ngón chân và tay)…

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Mẹo chữa ợ chua

Sau bữa ăn bạn thường hay bị ợ chua.

Để chữa ợ chua sau bữa ăn nên uống một cốc nước có pha một miếng đường thốt nốt (đường sống màu nâu chưa qua chế biến).

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Mẹo trị bỏng nhẹ

Với vết bỏng nhẹ bạn có thể chữa bỏng "tức thì" với công thức đơn giản.

Dùng 100ml sữa, 10gr bột mỳ và 5gr muối, các bạn đun cho đến khi bột mỳ sệt lại. Để hỗn hợp nguội vào xoa lên vết bỏng. Công thức có thể sử dụng nhiều lần trong ngày.

Mẹo chữa bấm tím bằng rau mùi

Mẹo chữa bệnh đã từng có 1 bài viết chữa bầm tím từ dấm, bài này xin gửi đến cách chữa bầm tím từ rau mùi.

Bạn dùng rau mùi rửa sạch vò nát rồi thoa đều lên vết bầm tìm, khoảng 10 phút thì rửa sạch vết bầm tím. Công thức có thể sử dụng hàng ngày.

Mẹo trị nhọt dị ứng (Eczema)

Dầu ô lưu giúp trị nhọt dị ứng.

Cách tốt nhất là hãy thoa chúng lên vùng da bị nhọt dị ứng ngay sau khi tắm, khi da bạn vẫn còn ẩm. Dầu ô liu sẽ giữ lại độ ẩm trên da bạn và làm giảm cảm giác đau đớn, khó chịu do mụn nhọt gây ra.

Dầu ô liu rất giàu vitamin E vì vậy đó là một loại kem dưỡng ẩm tuyệt vời cho làn da. Dầu ô liu chứa nhiều acid béo không bão hòa – là một chất béo tốt, không khô một cách dễ dàng vì vậy có thể dưỡng ẩm cho làn da của bạn trong một khoảng thời gian dài.

Mẹo trị mụn bằng cà chua

Bạn bị mọc nhiều mụn trên mặt gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp, hãy dùng cà chua để xử lý vấn đề này.

Cà chua có rất nhiều vitamin C, A, chất chống oxy hóa, và thành phần có tính axit. Nó có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh ngoài da. Phương pháp này đặc biệt hữu dụng đối với da nhờn.

Nghiền nhuyễn một quả cà chua nhỏ, sau đó lấy phần cà chua nghiền đó thoa đều lên mặt của bạn và để nó trong một giờ. Rửa sạch với nước ấm và thấm khô da nhẹ nhàng bằng khăn mền. Áp dụng mỗi ngày một lần trong vòng một tuần, bạn sẽ thấy sự khác biệt ngay thôi!

Mẹo trị cảm cúm bằng gừng

Gừng sẽ giúp bạn toát mồ hôi và loại bỏ những chất độc ra khỏi cơ thể đấy! 

Bạn lấy 30gr gừng tươi, 100ml nước nóng (80 độ), 8ml mật ong, 4ml nước chanh.
Gừng thái chỉ cho vào bát sau đó cho nước sôi ngâm khoảng 10 phút rồi cho chanh và mật ong vào. các bạn đợi hỗn hợp nguội rồi uống 2-3 lần một ngày.

Mẹo trị chảy máu chân răng bằng tỏi

Ở bài trước mình đã giới thiệu với các bạn mẹo chữa chảy máu chân răng bằng muối. Hôm nay mới giới thiệu một cách nữa là dùng tỏi và mật ong.

Dùng 15ml mật ông và 4gr tỏi đập nát rồi trộn đều với nhau. Rồi thoa hỗn hợp lên phần nướu răng bị chạy máu trong 10 phút rồi súc miệng bằng nước sạch.
Công thức có thể sử dụng hàng ngày

Mẹo trị chai sần bằng cam thảo

Cam thảo chứa các chất giống estrogen có thể làm mềm phần da chai sần. 

Tại nhà bạn có thể làm như sau: xay một ít cam thảo, trộn với nửa thìa sáp chống nẻ, bôi hỗn hợp này vào vùng da chai sần. 

Mẹo chữa chảy máu chân răng

Sáng dậy đánh răng các bác hay bị chảy máu chân răng, đó có thể là hiện tượng của bệnh viêm lợi.

Các bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách đánh răng mỗi sáng và tối bằng muối tính. Sau một thời gian bạn sẽ khỏi đấy.

Mẹo trị tiêu chảy bằng tỏi

Cách này có vẻ rất hiệu quả, các bạn nên thử nhé!

Lấy 100 gr tỏi sắc với 300 ml nước còn 100 ml chia uống làm ba lần trong ngày.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Mẹo trị đau lưng

Với các cơn bện đau lưng cấp tính dữ dội các bạn lưu ý thực hiện bước sau: nằm nghỉ ngơi tuyệt đối trên nệm mỏng từ 2 – 3 cm. Khi cơn đau đã thuyên giảm có thể vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản sau:

- Ngồi thư giãn trên nghế, thẳng lưng, trục cổ thẳng với cột xương sống. Từ từ xoay đầu dang 2 bên, động tác được lặp đi lặp lại 3 – 5 lần.
- Đứng tựa lưng vào tường, dang 2 chân rộng bằng hồn, gót chân đặt cách tường 2 – 5 cm. Hai bàn tay đặt say gáy, đưa khửu tay lên trước, sau đó dang 2 cánh tay.

Mẹo chữa ho bằng nghệ

Để chữa ho, bạn có thể dùng nghệ tươi để điều trị. 

Lấy củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6 -7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ.
Ba nguyên liệu ấy cho vào tô hay chén cùng một ít nước chín, và hai muỗng mật ong (hoặc hai muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho rất hay. Nếu dùng luôn cả xác thì càng tốt.

Mẹo trị huyết áp cao

Các hạt cacao có chứa chất chống ôxy hóa flavanol làm tăng nitric oxide trong máu và kích thích tuần hoàn mạch máu. 

Những người ăn 1/3 thanh sôcôla mỗi ngày có thể giảm áp huyết và giảm nguy cơ tử vong tới 50% so với những người không ăn. Đây là thông tin mới mẻ cho những người nghiền kẹo sôcôla.
Họ cũng nhận thấy rằng, những người ăn nhiều sản phẩm làm từ cacao không hề to béo hơn những người ít ăn.

Mẹo xóa sẹo nhỏ

Cách xóa sẹo nhỏ bằng nước dừa non.

Dùng nước dừa non xoa lên da thường xuyên trong khoảng 6 tháng để làm giảm và xoá những sẹo nhỏ.

Mẹo giảm đau bụng kinh bằng tỏi

Đến hẹn lại lên những cơn đau bụng kinh làm các bạn nữ rất khổ sở. Cách sau đây giúp giảm đau cho ngày đèn đỏ.

Giảm đau bụng kinh bằng cách dùng một vài nhánh tỏi rán qua bơ, để nguội thêm một ít đường rồi nuốt. Chỉ sau khoảng 15 phút bạn sẽ thấy đỡ ngay.

Mẹo chữa hôi miệng bằng cỏ cà ri

Chia sẻ các bạn mẹo chữa hôi miệng bằng lá cỏ cà ri.

Chữa hôi miệng bằng cách đun sôi một vài lá cỏ cà ri (khoảng 4-6 lá) trong một cốc nước sau đó súc miệng khi nước còn ấm. Hãy thử làm trong vòng 7 ngày, mỗi ngày hai lần bạn sẽ thấy tình hình cải thiện đáng kể.

Mẹo chữa đau nhức cơ bắp

Bạn đang bị đau nhức cơ bắp? Hãy sử dụng cách sau để cảm nhận hiệu quả.

Hãy thử tắm với mù tạt. Lấy khoảng 15 đến 20 gam bột mù tạt cho vào trong một miếng vải, buộc chặt lại và nhúng vào một xô nước nóng khoảng 10-15 phút rồi dùng nước đó để tắm. Nó sẽ giúp bạn chữa đau nhức và chuột rút.

Mẹo trị sai khớp, bong gân

Trong những vẫn động hàng ngày chẳng may bạn bị sai khớp, bong gân. Bạn có thể dùng tỏi có sẵn trong nhà để trị nó.

Lấy một củ tỏi, 30 gr lá và hoa cây vòi vói, 10 gr muối ăn, giã nát tất cả rối đắp lên vết thương băng lại.

Mẹo chữa yếu sinh lý

Trong quan hệ tình dục, đôi khi có những trục trặc mà ta không biết cách nào giải quyết. Xin giới thiệu một số bài thuốc bổ dưỡng có tác dụng chữa yếu sinh lý để các bạn tham khảo:

1. Lá hẹ
  • Lá hẹ tươi rửa sạch, giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần.
  • Lá hẹ xào cùng tôm nõn tươi, ăn với cơm.
  • Lá hẹ nấu với gan dê không chỉ bổ dương mà còn có tác dụng làm sáng mắt.
  • Lá hẹ xào lươn: Lươn lọc bỏ xương cắt khúc xào cùng gia vị, gừng, tỏi, khi cạn cho lá hẹ cắt đoạn, xào thêm 5 phút, ăn nóng.
2. Rễ cau
  • Rễ cau (loại rễ màu trắng mọc lộ trên mặt đất) 20 – 30g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
  • Rễ cau 8g phối hợp với ba kích 20g, thục địa 20g, hoài sơn 20g, sâm bố chính 40g, quế thanh 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sao vàng (trừ quế), tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật hoặc sirô làm thành viên to bằng quả táo.Ngày uống 5 viên trước khi đi ngủ.Dùng liền trong 1 tháng.
3. Sâm cau
  • Sâm cau 10g; sâm bố chính, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, hoài sơn, cáp giới, mỗi vị 12g; cam thảo nam, ngũ gia bì, mỗi vị 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống ngày 1 thang.
  • Sâm cau 20g; ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục, thục địa, mỗi vị 16g; hồi hương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
4. Hoài sơn 16g, sơn thù 12g, đan bì 10g, trạch tả 12g, thục địa 16g, khiếm thực 12g, thạch hộc 12g, bạch phục linh 12g, hoàng liên 10g, chi tử 12g, cỏ mực 16g, lạc tiên 16g, phục thần 10g, đại táo 10g, hắc táo nhân 16g.
Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Uống 10 – 15 ngày.Kiêng các chất cay nóng.
Công dụng: bài này dùng thích hợp cho quý ông mắc chứng âm hư, tâm hỏa cang thịnh với biểu hiện: đau váng đầu, người nóng, giấc ngủ chập chờn, miệng khô họng ráo, mệt mỏi, ăn uống chậm tiêu, táo bón, người gầy, chân tay thiếu lực, ngủ hay mơ, dễ xuất tinh…

5. Ba kích 16g, tơ hồng xanh 16g, thục địa 16g, đỗ trọng 10g, cẩu tích 10g, ngũ gia bì 12g, phá cố chỉ 6g, mẫu lệ 16g, quế 8g, phụ tử 8g, sinh khương 4g, sâm bố chính 16g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, hà thủ ô chế 10g, cam thảo 10g.
Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Công dụng: bổ dương, dùng cho người đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, đoản hơi, xuất tinh không kiểm soát, liệt dương, lạnh bụng đi ngoài phân lỏng, người suy nhược dẫn đến không giao hợp được.

6. Hoài sơn 16g, liên nhục 16g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, thần khúc 10g, bạch truật 16g, lương khương 12g, ngũ gia bì 12g, đinh lăng 16g, đương quy 16g, quế nhục 8g, sinh khương 4g, cam thảo 12g, trần bì 10g, đỗ trọng 10g, phòng sâm 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. 
Công dụng: bổ tỳ dương. Dùng cho những người tỳ vị hư hàn, tiêu hóa kém, cơ thể xanh xao, thiếu dinh dưỡng, lạnh bụng, đại tiện lỏng, cơ bắp yếu mềm, niêm mạc nhợt nhạt, dương sự yếu kém, liệt dương, xuất tinh sớm hoặc tảo tiết.

Mẹo khắc phục da khô

Da khô gây cho bạn cảm giác khó chịu, dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục da kho từ đu đủ.

Trái đu đủ chứa enzyme papain, giúp lấy đi các tế bào chết làm da bạn thô và nhờn. Bạn có thể làm mặt nạ bằng cách xay 2 thìa đu đủ đã gọt vỏ pha với 1 thìa bột yến mạch. Đắp trong 10 phút rồi lau sạch. Đu đủ có thể dùng cho da nhạy cảm.

Mẹo chữa bệnh trĩ

Với bệnh trị có thể sử dụng mẹo dân gian để chữa nhưng để chữa trị triệt để thì bạn cần mất thời gian và kiên trì thì bệnh mới có thể khỏi.

Chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý:

Lấy 100 g lá và 5 g muối ăn. Lá rửa sạch, giã với muối, thêm khoảng 30 ml nước rồi lọc qua vải màn, tẩm vào bông, đắp lên chỗ trĩ (đã rửa sạch bằng thuốc tím). Đóng khố để giữ bông này. Mỗi ngày làm như vậy 1-2 lần. Bài thuốc này cũng được dùng để chữa bệnh sa dạ con.

Trồng cây thiên lý rất dễ, không tốn đất, có thể làm giàn trên lối đi, sân thượng. Muốn thu hoạch quanh năm, cần thắp đèn điện ban đêm vào lúc trái vụ (tháng 9 đến tháng 1 năm sau). Nên bón phân hữu cơ, phân đạm, lân (không dùng phân kali vì loại phân này dễ làm rụng lá).

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá:

Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá rất đơn giản. Tuy nhiên, với bài thuốc này, người bệnh cũng cần phải có lòng kiên trì.

Hàng ngày, ăn sống rau diếp cá thật nhiều. Sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.

Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn.

Với bài thuốc rất đơn giản này từ rau diếp cá, chỉ cần kiên trì, bệnh trĩ của bạn sẽ được chữa khỏi.

Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng:

Trị chứng trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.

Trị chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Mẹo chữa đau lưng

Đau lưng không chỉ xẩy ra với phụ nữ mang thai mà còn với cả người già. Đây là chứng bệnh một phần là do lười vận động. 

Để thoát khỏi chứng đau lưng, bạn chỉ cần đắp lên đó gừng đã được nghiền nát hoặc xoa bóp bằng dầu khuynh diệp. Một cách chữa nữa là lấy dầu từ tỏi được cắt nhỏ trộn với dầu vừng, đun nhỏ lửa khoảng 5 phút, đợi đến khi hơi nguội thì đặt lên chỗ đau.

Mẹo chữa nghẹt mũi, hắt hơi

Gửi các bạn một bài mẹo chữa nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi.

Xoa 2 bàn tay thật nóng áp vô má, kéo ra sau gáy, trở lại như cũ, kéo lên thái dương, rồi kéo xuống cằm. Sau đó làm trở lại từ đầu. Làm từ 5 đến 10 phút, sẽ cầm xổ mũi, hắt hơi, không cần phải uống thuốc.

Mẹo trị bệnh lang ben

Tổng hợp các mẹo chữa bệnh lang ben, các bạn chữa cách này không khỏi thì thay đổi cách khác nhé.


  1. Lấy quả chuối tiêu xanh xắt lát. Rửa sạch vết lang ben rồi dùng lát chuối tiêu xanh xát lên da mỗi ngày 2 - 3 lần. 
  2. Sáng sớm ra vườn lấy nước sương đọng trên lá hẹ hoặc màng nhện, xát lên vết lang ben, ngày một lần, trong 7 ngày liền. 
  3. Lấy 100 gr bèo cái tía, 50 gr đậu đen. Bèo phơi khô sao qua, tán nhỏ, luyện với hồ thành viên, sấy khô. Đậu đen sao thơm ngâm với rượu một ngày đêm thì bỏ đậu, lấy rượu. Chữa uống trong 8 ngày, mỗi ngày một lần vào buổi tối. 
  4. Lấy lưu huỳnh, phèn chua lượng bằng nhau, nghiền thành bột trộn với dấm bôi lên đám lang ben. Bôi liên tục cho đến khi chứng lang ben biến mất hoàn toàn
  5. Cách này sẽ trị dứt điểm bệnh lang ben, tuy nhiên hơi khó thực hiện. Lấy 9 gr dầu vừng sống uống với rượu, mỗi ngày ba lần. Sau tăng lên 15 gr. Uống liền 100 ngày. Trong khi uống phải kiêng ăn thịt gà, thịt lợn, cá và tỏi. Dầu vừng ngoài tác dụng làm đẹp còn có thể ngăn ngừa một số vấn đề sức khỏe như: chứng đau nửa đầu, thoái hóa khớp, chống ung thư và ngăn ngừa loãng xương
  6. Cách này đơn giản, dễ làm. Lấy củ riềng rửa sạch, giã nhỏ và trộn với rượu trắng nồng độ cao (loại để ngâm thuốc) sao cho sền sệt rồi đắp lên chỗ bị bệnh. Nhớ là trước đó dùng dao sạch cạo nhẹ. Sử dụng liên tục cho đến khi đạt được hiệu quả. Cụ thể: lấy 100g riềng già, rửa sạch, giã nát rồi ngâm với 200ml rượu trắng hoặc cồn 90 độ để càng lâu càng tốt. Khi dùng lấy bông y tế thấm dịch thuốc bôi đều lên vùng tổn thương, mỗi ngày vài lần
  7. Muối ăn tán nhỏ, gừng tươi lượng vừa đủ. Gừng tươi thái lát đắp vào nơi tổn thương, sau đó dùng gừng tươi tẩm một chút muối ăn tiếp tục xát vào vị trí bị bệnh.
  8. Gừng 20g, giấm chua 100ml, gừng giã nát ngâm với giấm chua trong 12 giờ rồi dùng bông thấm dịch thuốc bôi vào vị trí bị bệnh. 
  9. Tỏi vỏ tím lượng vừa đủ, giã nát, đắp lên vùng tổn thương. Hoặc dùng lá cây mướp đắng lượng vừa đủ giã nát, cho thêm một chút muối rồi đắp lên vùng tổn thương. Làm liên tục như vậy sẽ khỏi.

Mẹo chữa tiểu đường

Đối với người bị bệnh tiểu đường có thể chữa bằng bắp cải với công thức bên dưới.

Cải bắp có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh tiểu đường type 2.

Mẹo chữa bệnh hôi nách

Mẹo chữa bệnh xin chia sẻ với các độc giả một số cách để chữa bệnh hôi nách.

Các bạn dùng một trong số những cách sau đây:
  1. Lấy lá cây mướp đắng giã nhuyễn, lấy nước cốt bôi ngay lên vào nách (sau khi làm sạch vùng nách). Bạn có thể dùng bã của lá cây mướp đắng băng ngay vào nách khi ngủ để giảm thiểu mùi hôi.
  2. Lấy lá cây mướp đắng giã nhuyễn, lấy nước cốt bôi ngay lên vào nách (sau khi làm sạch vùng nách). Bạn có thể dùng bã của lá cây mướp đắng băng ngay vào nách khi ngủ để giảm thiểu mùi hôi.
  3. Chọn khoảng 2 quả cà chua , rửa sạch gọt vỏ sau đó cho vào máy ép sinh tố chắt lấy nước ép cà chua . Trước khi thực hiện cách trị hôi nách này, bạn nên vệ sinh sạch vùng nách sau đó thoa nhẹ nước ép cà chua lên vùng nách . Thực hiện lặp lại động tác này khoảng 2-3 lần trong khoảng 15 phút rồi rứa sạch lại bằng nước.
  4. Lấy 20 g lá ngải phơi khô, giã nhỏ, đảo đều với 20 g bột phèn chua, và 200 g muối tinh, bắc lên bếp đảo nóng, sau đó đổ hỗn hợp vào túi vải, rồi kẹp ở dưới nách 5 phút, có tác dụng loại trừ bệnh hôi nách, áp dụng sau 1 tháng là có kết quả.
  5. Rửa sạch vùng da bên dưới nách, nhằm loại bỏ mồ hôi và các chất bã còn bám dưới nách, để dầu dừa thẩm thấu vào da nhanh và nhiều hơn. Dùng khăn giấy thấm một ít dầu dừa rồi thoa lên vùng da dưới nách. Chờ một lát rồi rửa sạch.


Mẹo chữa di tinh, liệt dương

Xin giới thiệu bài thuốc chữa di tinh, liệt dương từ quả trâu cổ.

Cành và lá, quả trâu cổ non phơi khô 100 g, đậu đen 50 g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250 ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10-30 ml.

 Trâu cổ còn có tên là trộp, xộp, vảy ốc, bị lệ, tên khoa học Ficus pumila L. họ Dâu tằm (Moraceae). Trâu cổ mọc hoang ở nhiều nơi và được một số gia đình trồng làm cảnh hoặc trồng làm cây che mát.
Toàn thân có nhựa mủ trắng. Ở các cành có rễ bám, lá nhỏ, không cuống, gốc lá hình tim, nhỏ như vảy ốc nên có tên là cây vảy ốc. Bộ phận dùng làm thuốc là quả, cành mang lá, quả non phơi khô.
Theo Đông y, quả trâu cổ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tráng dương, cố tinh, lợi thấp, thông sữa. Thân và rễ vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, hoạt huyết, giải độc. Lá có vị hơi chua chát, tính mát, có tác dụng tiêu thũng giải độc.

Mẹo chữa đau dạ dày

Bạn hoặc người thân bị đau dạ dày bạn có thể chữa ngay tại nhà bằng các phương pháp sau đây.

1. Gừng

Gừng là một trong những vị thuốc tự nhiên chữa bệnh tốt nhất. Gừng chứa các thành phần kháng viêm cũng như có tác dụng chống oxy hóa. Sử dụng một lát gừng tươi sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi bị đau hay co thắt dạ dày.

Cách sử dụng:

- Thêm một vài lát gừng thái nhỏ vào tách trà buổi sáng hoặc buổi tối, đặc biệt là trà xanh sẽ hạn chế được cơn đau dạ dày trong vòng 2-3 ngày.

- Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một thìa nước cốt gừng tươi và một thìa nước chanh vào cốc nước lọc sau đó nguấy đều. Tiếp theo thêm một thìa mật ong vào hỗn hợp trên và uống đều đặn vào buổi sáng hàng ngày.

2. Nước muối ấm

Nước muối ấm không chỉ là bài thuốc chữa viêm họng tại nhà hiệu quả mà còn có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt.

Cách sử dụng:

- Thêm một thìa muối vào nước ấm, nguấy đều cho muối tan hết. Hãy uống nước muối ấm ngay lập tức để chấm dứt tình trạng đau, co thắt và rối loạn chức năng dạ dày.

3. Giấm táo

Giấm táo có tác dụng khử trùng và rửa ruột rất tốt. Nó giúp dạ dày hấp thu các chất dinh dưỡng và ngăn ngừa chứng khó tiêu, đồng thời có tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả.

Cách sử dụng:

- Cho hai hoặc ba thìa giấm táo vào một cốc nước ấm hoặc lạnh, nguấy đều. Uống trước khi ăn sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh đau dạ dày.

4. Nước ép bạc hà 

Lá bạc hà có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và được sử dụng để chữa trị chứng đau và co thắt dạ dày.

Cách sử dụng:

- Nhai một hoặc hai lá bạc hà tươi 2-3 lần trong vài ngày sẽ dịu bớt cơn đau dạ dày của bạn.

- Cho một vài nhánh bạc hà vào một cốc trà nóng. Uống 2-3 lần trong ngày.

- Trà bạc hà sẽ giúp bạn dứt hẳn những cơn đau dạ dày.

5. Nước chanh

Chanh là loại hoa quả rất dễ kiếm. Nếu trong nhà không có gừng và bạc hà, bạn có thể uống thật nhiều nước chanh để làm giảm những cơn đau dạ dày.

Cách sử dụng:

- Cho 2-3 thìa đường nước chanh tươi vào nước ấm. Nguấy đều.

- Uống 2-3 cốc nước chanh mỗi ngày để làm dịu hẳn cơn đau dạ dày.

6. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc giúp bạn giảm căng thẳng lo âu và có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt.

Cách sử dụng:

- Thêm một lát chanh khi uống trà hoa cúc sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau dạ dày hiệu quả.

7. Lô hội

Nước lô hội có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Bạn có thể uống nước lô hội khi bị mắc các bệnh về đường ruột.

Cách sử dụng:

- Thêm một thìa nước lô hội vào một cốc nước ấm. Thêm nước chanh vào hỗn hợp này và ngoáy đều.

- Uống hai lần/ngày sẽ giúp dạ dày bạn dịu hẳn chứng co thắt, khó tiêu, đầy hơi và tiêu chảy.

8. Hạt cây thì là

Hạt cây thì là chứa các thành phần có tác dụng chữa trướng bụng và ngăn ngừa đau dạ dày.

Cách sử dụng:

- Cho một thìa hạt thì là vào cốc nước đun sôi. Nguấy đều và gạn hạt cây thì là ra.

- Cho một thìa cà phê nước cốt chanh vào nước và uống trước khi ăn để ngăn ngừa chứng khó tiêu và đau dạ dày.

9. Chữa đau dạ dày bằng nhiệt độ

Đặt túi chườm nóng hoặc một chai nước nóng lên dạ dày khi bạn cảm thấy đau. Ấn vào chỗ đau và giữ cố định trong vài phút. Bỏ túi chườm ra và tiếp tục đặt nó lần hai vào chỗ đau trong 2 phút.

Lặp lại quy trình này 4-5 lần trong ngày để làm dịu bớt cơn đau dạ dày.

10. Đồ ăn nhạt

Ăn đồ nhạt giúp bạn dễ tiêu hóa khi bị đau dạ dày.

Một vài lưu ý:

- Tránh sử dụng các loại đồ ăn bơ sữa trong một vài ngày bởi trong đó có các vi sinh vật không có lợi cho dạ dày.

- Tránh đồ ăn cay, có mỡ hoặc đồ ăn ngọt. Thay vào đó ăn nhiều rau, củ, quả để làm dịu cơn đau.

Mẹo chữa chân tay lạnh

Chứng chân tay lạnh thường gặp ở phụ nữ, những người cao tuổi, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, sức đề kháng yếu., Ngoài ra, những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, suy tuyến giáp... cũng thường có biểu hiện chân tay lạnh.

Một số mẹo chữa chứng tay chân lạnh:

  1. Giữ ấm cơ thể: Trời lạnh, bạn cần đặc biệt chú ý giữ ấm tay chân, đặt biệt là đôi chân. Nên sử dụng các loại tất chân, tay có khả năng giữ ấm và thấm hút mồ hôi. Tuy nhiên, không nên lúc nào cũng đeo găng tay găng chân. Thỉnh thoảng bạn nên tháo chúng ra xoa bóp ngón tay, ngón chân để giúp máu lưu thông tốt hơn.
  2. Ngâm chân trong nước ấm: Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân và tay trong nước ấm pha chút muối từ 10 -20phút (nước nóng khoảng 40oC). Khi ngâm, hai chân cọ xát xoa vào nhau thì hiệu quả càng tốt hơn. 
  3. Đảm bảo ngủ đủ: Mỗi ngày phải đảm bảo ngủ ít nhất 6 tiếng, ngủ đầy đủ sẽ giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn.
  4. Uống đủ nước: Nên uống 2 lít nước mỗi ngày để giúp khí huyết lưu thông tuần hoàn tốt hơn.
  5. Dinh dưỡng: Nên bổ sung nhiều vitamin B1, B12, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin F và chất sắt như canh xương bò, gan bò, các loại đậu, sữa bò vv, như thế cũng sẽ giúp cải thiện các chứng bệnh trên. Cần phải chú ý bổ sung thực phẩm ấm nóng như: thịt bò, thị dê hoặc thịt chó. Hạn chế ăn hoa quả mang tính lạnh ví dụ như lê, mã thầy vv.
  6. Thể dục: Với những trường làm việc tại chỗ, thường xuyên căng thẳng thì cần tăng cường hoạt động thể chất, thể dục giữa giờ làm việc, tập một số động tác tay chân và lung. Hoặc chạy bộ chậm, đi bộ nhanh, nhảy dây, nhảy disco, tập thái cực quyền… 
  7. Mátxa lòng bàn tay lòng bàn chân: Khi có thời gian, chúng ta nên thường xuyên mát-xa lòng bàn tay và bàn chân để tuần hoàn máu ở vùng này được tăng cường, giúp tay chân ấm nóng.
  8. Dùng gừng: Gừng được xem như một phương thuốc tuyệt vời để chữa bệnh tay chân lạnh. Có thể ngậm một vài lát gừng hoặc uống một cốc trà gừng, kết hợp với ngâm chân tay trong một chậu nước nóng có pha chút rượu gừng.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Mẹo chữa viêm họng

Bạn hay bị viêm họng ? Bạn có thể sử dụng hạt tiêu đen để khắc phục tình trạng đau họng.

Đổ một muỗng cà phê hạt tiêu đen vào cốc, đổ nước sôi, đậy nắp và ngâm trong 10 phút, sau đó cho thêm 2 thìa mật ong là có thể uống được. Hạt tiêu đen có tác dụng giảm bớt triệu chứng sung huyết, còn mật ong có thể kháng khuẩn, chống viêm. Hai thực phẩm này kết hợp với nhau có thể điều trị viêm họng hiệu quả.